Kinh tế

Sản phẩm dệt thoi


Sản phẩm dệt thoi <woven wear>

Đối với sản phẩm dệt thoi, Trung Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu với tỷ trọng về sản lượng nhập vào Nhật tăng ổn định qua các năm; và chiếm 79.1% về giá trị trong năm 2002. Kế đến là Italy với tỷ trọng 6.3% về giá trị sản phẩm dệt thoi nhập vào Nhật. Việt Nam của chúng ta được xếp thứ ba với tỷ lệ 3.9% về giá trị trong năm 2002; nhìn chung xét về sản lượng Việt Nam tăng ổn định, đặc biệt trong năm 2000 đạt được 95,748 ton; tăng 43,01% so với năm 1999. Năm 2002 do những biến động chung về tình hình dệt may thế giới và tình hình kinh tế gặp khó khăn ở Nhật nên sản lượng có giảm sút đáng kể, chỉ còn 66,757 ton; tuy nhiên Việt nam vẫn ở vị trí thứ ba về xuất sản phẩm dệt thoi vào Nhật.

Tiếp đến là Indonesia (1.0%), India(0.8%) , Thailand (0.9%) và các nước còn lại chiếm khoảng 14.4%.

Phân tích theo từng mặt hàng đối với sản phẩm dệt thoi trong năm 2002, ta nhận thấy nhìn chung có sự sụt giảm về sản lượng và giá trị; Trung Quốc vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu với tỷ trọng của các mặt hàng đa số từ 70% trở lên; trong đó đặc biệt sản phẩm pyjamas, underwear chiếm đến 91,6% (women) và 94,6% (men). Trong số các nhà nhập khẩu đứng đầu thì Italy có sản lượng xuất phân bổ đều ở các mặt hàng như coats (6.7%), suits mens (5.9%), suits womens (8.0%) và một số mặt hàng khác chiếm tỷ trọng khá lớn như shawls , scarves, mufflers 33

(25.8%); tracks suits, ski suits and swimwear (12.7%); trong đó đặc biệt sản phẩm ties chiếm đến 50.4%, vượt qua cả Trung Quốc về giá trị xuất (33.7%). Việt Nam của chúng ta được xếp hạng thứ ba trong việc xuất khẩu sản phẩm dệt thoi vào Nhật; tuy nhiên tỷ trọng của chúng ta còn quá thấp, nổi trội chỉ có ba mặt hàng swimwear (12.%); gloves, mittens and mitts (13.5%); brassieres (11.7%); còn lại đa số các mặt hàng chỉ dưới 6.5%.

Kinh tế
Vấn đề bản gốc và thương mại điện tử
Kinh tế
Quảng cáo báo chí
Kinh tế
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam