Marketing

Career path của một người làm dịch vụ nghiên cứu thị trường


Nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện nghiên cứu thị trường, vì vậy họ phải thuê người làm dịch vụ nghiên cứu thị trường ở bên ngoài. Vậy những người làm nghiên cứu thị trường như vậy là gì và lộ trình sự nghiệp của họ sẽ như thế nào?

1. Dịch vụ nghiên cứu, phân tích thị trường là gì?

Một công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu, phân tích thị trường cho khách hàng, bao gồm một nhóm các nhà nghiên cứu và cơ sở hạ tầng hành chính. Một cơ quan có thể cung cấp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng hoặc cả hai, ngày càng được bổ sung bởi các dịch vụ tư vấn, tổ chức hội thảo, v.v. Các công ty có quy mô khác nhau, từ một hoặc hai cá nhân đến vài trăm người, mặc dù các cơ quan chuyên gia định tính có xu hướng ở mức nhỏ hơn trong phạm vi này.

Giới thiệu về market research agency

Giới thiệu về market research agency

2. Vai trò của dịch vụ nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một quy trình mất thời gian với nhiều công đoạn như thu thập thông tin, sàng lọc thông tin, phân tích thông tin, thử nghiệm, thu thập kết quả,… Vì vậy nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng khi nó cho ta biết mọi thứ về ngành hàng. Vai trò chính của nghiên cứu thị trường gồm:

  • Giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong quá trình vận hành.
  • Cung cấp thông tin đo lường hiệu quả.

Có người hiểu lầm rằng, khi thực hiện nghiên cứu thị trường thì sẽ chắc chắn giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng thực tế lợi nhuận chính là kết quả có được của một chiến dịch, chiến lược chứ không phải của riêng hoạt động nghiên cứu thị trường.

3. 6 loại nghiên cứu thị trường phổ biến

Nghiên cứu khách hàng và thị trường: Đây là những nghiên cứu cơ bản có thể giúp xác định nơi sản phẩm của bạn cần được chú ý, được nói đến và cho ai nghe.

Nghiên cứu sản phẩm: sản phẩm của bạn đã tốt chưa, có gì khác biệt so với đối thủ, giá cả khách hàng có chấp nhận được không? Loại nghiên cứu này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Nghiên cứu quảng cáo: Giúp bạn biết cách bán hàng, cách thiết lập các hành động tiếp thị nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tại điểm bán hàng.

Nghiên cứu bán hàng: Nghiên cứu này giúp biết được người dùng mua hàng ở đâu và từ đó tìm ra kênh bán hàng hiệu quả nhất.

Nghiên cứu kinh doanh: Theo dõi kênh phân phối của bạn để hiểu xem các kênh bán hàng của bạn đã hiệu quả chưa, vị trí của bạn so với đối thủ cạnh tranh hoặc trong các ngành.

Nghiên cứu môi trường thị trường: Đây là cách nghiên cứu song song giữa kinh tế, chính trị, xã hội,… nhằm đưa ra tầm nhìn tương lai rõ ràng để đón đầu những cơ hội và thách thức cho ngành của bạn.

4. Quy trình thực hiện nghiên cứu thị trường cơ bản

Tuy có 6 loại nghiên cứu thị trường, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì hầu hết chỉ có một quy trình thực hiện cơ bản cho hầu hết các trường hợp:

  • Bước 1: Xác định vấn đề.
  • Bước 2: Phát triển chiến lược nghiên cứu.
  • Bước 3: Thu thập tài liệu nghiên cứu.
  • Bước 4: Thu thập dữ liệu.
  • Bước 5: Phân tích dữ liệu.
  • Bước 6: Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu.
  • Bước 7: Thực hiện chiến lược dựa trên các dữ liệu thu thập được.

5. Con đường sự nghiệp của người làm nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một ngành rõ ràng trong lộ trình thắng tiến của một nhân viên, họ sẽ bắt đầu với vị trí đầu tiên là hỗ trợ nghiên cứu cho đến một khoảng thời gian có thể thăng tiến sự nghiệp giống như hình ảnh dưới đây.

Lộ trình thăng tiến của người làm nghiên cứu thị trường

Lộ trình thăng tiến của người làm nghiên cứu thị trường

Tổng kết

Dịch vụ nghiên cứu thị trường là một mắt xích trong chuỗi hoạt động truyền thông, vì vậy bạn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm trung gian hòa giải bằng cách cung cấp bằng chứng rõ ràng khi xảy ra tranh chấp giữa bộ phận bán hàng và tiếp thị. Nghiên cứu thị trường tuy khó thực hiện nhưng sẽ trở nên thú vị khi bạn có đam mê và tố chất.

>>>Xem thêm: 12 phương pháp tìm hiểu thị trường cho các doanh nghiệp

Marketing
Cải tiến quy trình quản trị rủi ro bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
Marketing
Top 3 ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông
Marketing
Những góc nhìn mới từ quản trị truyền thông trong thời đại ngày nay