Marketing

Top 3 ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông


Chúng ta đều biết truyền thông chính là chìa khóa dẫn chúng ta đi đến con đường thành công. Doanh nghiệp nào hay bất cứ quy mô kinh doanh nhỏ hay khởi nghiệp đều phải có những kế hoạch truyền thông để dẫn dắt khách hàng đi đến sản phẩm của mình hoặc để sản phẩm của mình lan tỏa đến nhu cầu của khách hàng, từ đó lợi nhuận công ty sẽ được tăng cao. Nhưng bên cạnh đó ai cũng biết được rằng truyền thông cũng có hai lưỡi và nó có tên là khủng hoảng truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ là top 3 các ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông mà các Doanh nghiệp cần tham khảo.

1. Pepsi

Đây là hãng nước ngọt khá nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng lại không may vào năm 1993 lại phải phải một cuộc khủng hoảng lớn vì bị cáo buộc tại thành phố Washington do một cặp người lớn tuổi nói rằng họ thấy có chiếc kim tiêm trong lon Pepsi diet mà họ đang thưởng thức. Sau đó hãng lại bị nhận thêm 50 báo cáo về sự xuất hiện của các vật thể lạ trong lon như ốc vít, kim khâu.. khiến mọi người rất khiếp sợ và làn sóng dư luận trỗi dậy khiến Pepsi gặp khủng hoảng vào giai đoạn ấy. 

 

Ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông của Pepsi

Ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông của Pepsi

Sau khi điều tra thì hãng tung ra clip có một người phụ nữ bỏ các vật thể này vào lon Pepsi. Điều này thương hiệu muốn chứng minh người tiêu dùng rằng mình hoàn toàn vô tội. Thay vì tuyên bố với truyền thông minh hoàn toàn không có lỗi và để lại hàng loạt tranh luận thì Pepsi đã đưa ra thông điệp “Pepsi tự hào giới thiệu rằng chúng tôi… chẳng có gì cả” câu nói hài hước giúp Pepsi tiếp tục bước đi sau chuỗi bê bối. 

2. Adidas

Adidas là thương hiệu nổi tiếng trên toàn quốc vì chất lượng giày mà hãng mang lại cho người tiêu dùng thế nhưng vào năm 2017 Adidas đã để lại trong lòng người tiêu dùng khi quảng cáo email marketing cho người tham gia cuộc đua marathon Boston Marathon với câu tiêu đề là “Chúc mừng, bạn đã sống sót qua Boston Marathon”, chính câu tiêu đề này đã khiến nhiều người liên tưởng đến vụ khủng bố nổ bom năm 2013 trong chính cuộc đua Boston Marathon. Sau khi nhận thông tin hãng liền lập tức suy nghĩ lên tiếng xin lỗi công chúng. Lời xin lỗi chân thành được mọi người đồng tình và tha thứ. Thật may mắn khi lời xin lỗi được công bố nhanh chóng và công chúng không để lại nhiều sự không đồng thuận.

Adidas sai lầm khi đưa ra chiến lược

Adidas sai lầm khi đưa ra chiến lược

3. Taco Bell

Theo như quảng cáo thì công ty Taco Bell nói rằng trong thành phần của họ chứa 88% là thịt và 12% là các nguyên liệu bí mật nhưng trong năm 2011 họ phải đối mặt với án kiện trong thành phần thịt gian lận, họ bị cáo buộc trong thịt chỉ có 35% bò. Để có thể chúng minh mình gặp phải khủng hoảng truyền thông do một bên hãm hại thì thương hiệu đã ra mắt các video thể hiện chính xác các quy trình tạo ra sản phẩm thịt bò của họ là theo như quảng cáo, bên cạnh đó họ còn tung ra các bí mật vì nguyên liệu chưa bao giờ công khai. Đây là cách phản hồi hiệu quả cao để lấy lại danh tiếng cho thương hiệu.

Taco Bell tiết lộ công thức

Taco Bell tiết lộ công thức

Nên làm gì khi gặp khủng hoảng truyền thông

Nếu Doanh nghiệp của bạn đang gặp các vấn đề trên thì bạn nên tìm cách để nghiên cứu thị trường để hiểu thêm chân dung khách hàng của mình đang cần và muốn gì. Từ đó tránh xa những sai lầm đã mắc phải. Để có hướng đi tốt nhất cho công ty thì việc tìm đến dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường Kompa là sự lựa chọn an toàn nhất.

Nghiên cứu thị trường Kompa

Nghiên cứu thị trường Kompa

Kompa sẽ đo lường được nhận thức và giá trị thương hiệu của Doanh nghiệp, từ đó xác định được cơ hội, thách thức và những vấn đề bạn đang gặp phải tại Doanh nghiệp. Song song đó Doanh nghiệp của bạn sẽ tối ưu hoá được hoạt động quảng bá truyền thông nhằm đem về hình ảnh tốt hơn cho công ty.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên hy vọng các Doanh nghiệp cũng phần nào nắm rõ và có cho mình những bài học trong top 3 ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông. Hiểu rõ về các từng ví dụ này cũng là một trong những cách để giúp Doanh nghiệp tránh mắc sai lầm trong kinh doanh. Kompa không những cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường mà còn tích hợp nhiều giải pháp quản trị khác, mang lại giá trị tối ưu cho Doanh nghiệp.

Marketing
Quản lý khủng hoảng và những loại khủng hoảng thường gặp ở doanh nghiệp
Marketing
Các chỉ số cần theo dõi trong công cụ social listening
Marketing
Mục tiêu nghiên cứu thị trường giúp ích gì cho Doanh nghiệp