Kinh tế

Thị trường xk của Tổng Công ty may Việt Tiến


Để giữ vững thị trường hiện có hiện nay và chinh phục thêm các thị trường mới, công ty May Việt Tiến áp dụng chính sách linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng; phân tích lựa chọn khách hàng và ưu đãi với từng loại khách hàng; tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm,hội chợ qốc tế; nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương thức gia công, đến năm 2005, sản xuất theo phương thức tự doanh (FOB) chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất của công ty.

Trong những năm qua, ngoài việc kinh doanh, Việt Tiến luôn coi trọng 3 yếu tố là nguồn vốn, con người và trang thiết bị, trong đó, con người là yếu tố quan trọng nhất. Việc xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý điều hành, quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề luôn được công ty quan tâm hàng đầu.

Trong 10 năm qua, Việt Tiến đã tuyển dụng hàng trăm sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, quản trị kinh doanh, kỹ thuật may… về phòng ban và các đơn vị trực tiếp sản xuất, tạo ra một môi trường làm việc bài bản, mang tính chuyên nghiệp. Đối với công nhân, công ty có chiến lược đào tạo tập trung ngay tại xưởng sản xuất hoặc tại các tổ dự phòng của xí nghiệp.

Không đào tạo đại trà trên sản phẩm mà đào tạo trên từng cụm công việc, nhằm chuyên môn hóa và tiếp thu được dây chuyền công nghệ mới. Ngoài việc tập trung cho nguồn nhân lực, May Việt Tiến luôn đầu tư đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ. Từ năm 2001 đến 2006, công ty đã đầu tư khoảng 10 triệu USD để tái đầu tư trang thiết bị, nhất là các loại thiết bị chuyên dùng như hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải, cắt tự động…, mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore….

Nhờ đó, công ty quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian cho từng bước công việc, phân công lao động, ghép bước công việc một cách hợp lý, giảm thiểu được thời gian sản xuất, tiết kiệm được chi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Việt Nam gia nhập WTO, với Việt Tiến, xây dựng và bảo vệ thương hiệu là chuyện sống còn. Các thương hiệu như: Việt Tiến, Vee Sendy, T-up, Vie Laross đã được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Canada thông qua một công ty xúc tiến thương mại phát triển của Nhật Bản.

Kinh tế
Tham gia vào dây chuyền toàn cầu hóa của ngành điện tử
Kinh tế
Khái quát thị trường điện từ
Kinh tế
Đặc điểm và quá trình phát triển thương mại điện tử Trung Quốc