Kinh tế

Mục tiêu cho hàng dệt may vào thị trường Mỹ


Giữ vững tốc độ tăng như trong những năm còn bị Mỹ áp đặt hạn ngạch và gia tăng kim ngạch, đến năm 2010, kim ngạch tăng trung bình 25%/năm. Thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Mỹ để biết nhu cầu thị hiếu của thị trường kịp thời.

Chuyển dần phương thức kinh doanh xuất khẩu từ gia công sang tự doanh (FOB). Xây dựng thương hiệu mặt hàng mạnh cùng với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng dần hàm lượng nội địa trong sản phẩm (60%nguyên phụ liệu nội địa). Đầu tư tăng quy mô sản xuất và xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp có trình độ chuyên nghiệp cao.

Đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang; Các doanh nghiệp liến kết với nhau thường xuyên tổ chức các cuộc thi về thiết kế thời trang, mời các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi tham dự, dựa trên xu hướng tiêu dùng của thị trường Mỹ. Sau đó triển khai sản xuất và xuất khẩu các mẫu mã đoạt giải.

Hàng năm, Nhà nước nên khen thưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 100.000USD với mức thường 1% kim ngạch xuất khẩu đạt được. Bản thân từng doanh nghiệp dệt may như một số doanh nghiệp dệt may đã làm, nên thành lập phòng thiết kế mẫu gồm 3 người: 1 nhà thiết kế hay ky hợp đồng dài hạn với một nhà thiết kế tên tuổi, 1 thợ may mẫu, 1 người tìm kiếm nguyên phụ liệu và làm những công việc lặt vặt. Các doanh nghiệp nên sử dụng máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất (CAD-CAM Computer Added Design – Computer Added Manufacturing).

 

Kinh tế
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Kinh tế
Tham gia vào dây chuyền toàn cầu hóa của ngành điện tử
Kinh tế
Định hướng phát triển của ngành dệt may thành phố