Du học

Các hình thức xuất khẩu lao động thường thấy


Trong quá trình phát triển lĩnh vực XKLĐ, với chỉ hơn 20 năm kinh nghiệm nước ta bước đầu đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động XKLĐ như:

Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề.

Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…

Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhân thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình cho doanh nghiệp Việt Nam.

Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao động đó theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao.

Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước

 ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến.

XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.

Du học
Nội dung của kế hoạch cuộc đời
Du học
Người xuất khẩu lao động được hỗ trợ vốn như thế nào