Kinh tế

Sản phẩm dệt thoi


Sản phẩm dệt thoi <woven wear>

Đối với sản phẩm dệt thoi, Trung Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu với tỷ trọng về sản lượng nhập vào Nhật tăng ổn định qua các năm; và chiếm 79.1% về giá trị trong năm 2002. Kế đến là Italy với tỷ trọng 6.3% về giá trị sản phẩm dệt thoi nhập vào Nhật. Việt Nam của chúng ta được xếp thứ ba với tỷ lệ 3.9% về giá trị trong năm 2002; nhìn chung xét về sản lượng Việt Nam tăng ổn định, đặc biệt trong năm 2000 đạt được 95,748 ton; tăng 43,01% so với năm 1999. Năm 2002 do những biến động chung về tình hình dệt may thế giới và tình hình kinh tế gặp khó khăn ở Nhật nên sản lượng có giảm sút đáng kể, chỉ còn 66,757 ton; tuy nhiên Việt nam vẫn ở vị trí thứ ba về xuất sản phẩm dệt thoi vào Nhật.

Tiếp đến là Indonesia (1.0%), India(0.8%) , Thailand (0.9%) và các nước còn lại chiếm khoảng 14.4%.

Phân tích theo từng mặt hàng đối với sản phẩm dệt thoi trong năm 2002, ta nhận thấy nhìn chung có sự sụt giảm về sản lượng và giá trị; Trung Quốc vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu với tỷ trọng của các mặt hàng đa số từ 70% trở lên; trong đó đặc biệt sản phẩm pyjamas, underwear chiếm đến 91,6% (women) và 94,6% (men). Trong số các nhà nhập khẩu đứng đầu thì Italy có sản lượng xuất phân bổ đều ở các mặt hàng như coats (6.7%), suits mens (5.9%), suits womens (8.0%) và một số mặt hàng khác chiếm tỷ trọng khá lớn như shawls , scarves, mufflers 33

(25.8%); tracks suits, ski suits and swimwear (12.7%); trong đó đặc biệt sản phẩm ties chiếm đến 50.4%, vượt qua cả Trung Quốc về giá trị xuất (33.7%). Việt Nam của chúng ta được xếp hạng thứ ba trong việc xuất khẩu sản phẩm dệt thoi vào Nhật; tuy nhiên tỷ trọng của chúng ta còn quá thấp, nổi trội chỉ có ba mặt hàng swimwear (12.%); gloves, mittens and mitts (13.5%); brassieres (11.7%); còn lại đa số các mặt hàng chỉ dưới 6.5%.

Kinh tế
Đặc điểm và quá trình phát triển thương mại điện tử Trung Quốc
Kinh tế
CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH NƯỚC MÍA
Kinh tế
Cơ sở lí thuyết của làm sạch nước mía