Marketing

Quản lý khủng hoảng và những loại khủng hoảng thường gặp ở doanh nghiệp


Đã có không ít những doanh nghiệp tại Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng – đây cũng chính là mối lo của đại đa số chủ doanh nghiệp. Mặc dù không thể lường trước được những khủng hoảng nào sẽ xảy ra, nhưng tốt nhất các doanh nghiệp cần có 1 kế hoạch để quản trị để đề phòng những khủng hoảng có thể xảy ra với doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu quản lý khủng hoảng là gì và những loại khủng hoảng thường thấy trong bài viết dưới đây nhé.

Quản trị khủng hoảng là gì

Quản trị khủng hoảng là gì

Công việc lên kế hoạch để giải quyết những nguy cơ, tình huống có thể đe dọa đến doanh nghiệp trong tương lai, đó chính là quản trị khủng hoảng. Công việc này thường sẽ được các cấp quản lý làm việc cùng với nhau. Mục đích của việc xây dựng một kế hoạch giải quyết những khủng hoảng là hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp.

>>> Đọc thêm: Hạn chế khủng hoảng xảy ra như thế nào?

4 Loại khủng hoảng thường thấy ở các doanh nghiệp

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là khi tình hình tài chính (các quỹ của doanh nghiệp) mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ. Thông thường điều này là do nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ giảm đáng kể. Trong những trường hợp này, công ty phải tìm cách bù đắp ngay các chi phí ngắn hạn. Sau đó, bạn sẽ cần phải phân tích lại các luồng doanh thu của mình để tìm kiếm những cách mới nhằm tạo ra doanh thu  dài hạn và tăng tỷ suất lợi nhuận của mình.

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng nhân sự

Hiện nay, thị trường tuyển dụng đang phát triển từng ngày, với những chính sách đãi ngộ cực tốt từ nhiều đơn vị, công ty  khác nhau. Vì vậy,  khủng hoảng nhân sự  có thể là một vấn đề lớn đối với chính công ty của bạn, gây ra nhiều trở ngại cho hiệu quả công việc chung và “góp phần” đẩy nhân viên của bạn về phía một công ty cạnh tranh. 

Xác định đúng nguyên nhân của vấn đề là bước đầu tiên  cần làm khi đối phó với khủng hoảng nhân sự. Đó có thể là những dự án ngày càng nhỏ dần, lương đến quá muộn so với trước đây, chế độ tăng lương – thưởng liên tục bị hạn chế, không có hoặc rất ít nghỉ lễ, tăng ca… Hoặc có thể  nhân viên quá bất mãn với cấp trên. Bạn có thể hỏi  nhân viên có thể chia sẻ  thông tin này để tìm ra  nguyên nhân chính xác của vấn đề.

Khủng hoảng tổ chức

Khủng hoảng tổ chức là một tình huống trong đó một công ty đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đối với người tiêu dùng. Thay vì tạo dựng các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, các công ty này đã sử dụng khách hàng của họ như một phương tiện phục vụ lợi ích của chính họ. Loại khủng hoảng này bao gồm các hành vi sai trái như giữ lại thông tin, khai thác khách hàng và lạm dụng quyền hạn quản lý.

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là cách tốt nhất để giải quyết  với khủng hoảng tổ chức, vì những vấn đề này thường do  nhân viên bỏ bê nhu cầu của khách hàng gây ra. Tạo ra một văn hóa tổ chức dành riêng cho  khách hàng có thể làm giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng này.

Khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông là những trường hợp khẩn cấp hoặc những tình huống đe dọa nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp. Sự cố này ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của một công ty, tổ chức hay một cá nhân nào đó. 

Nguyên nhân của loại khủng hoảng này thường là do  thông tin bị phát tán theo hướng tiêu cực về một chủ đề hoặc đối tượng nào đó có liên quan đến doanh nghiệp. Những sự kiện này thường sẽ được các nhà báo quan tâm và đưa tin bất lợi hoặc tiêu cực liên quan đến công ty.

Khủng hoảng công nghệ

Trong thời đại 4.0 ngày nay, các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ để thực hiện công việc hàng ngày. Vì vậy sẽ có rất nhiều vấn đề khi công nghệ gặp sự cố. Các trang web thương mại điện tử và  công ty phần mềm có thể mất hàng triệu khách hàng tiềm năng nếu máy chủ đột ngột gặp sự cố. Điều này không chỉ làm thất thoát lớn về doanh thu mà  còn ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Bước đầu tiên trong việc quản lý các cuộc khủng hoảng này là làm việc với phòng IT của doanh nghiệp để  ngăn vấn đề ảnh hưởng đến khách hàng. Sau khi các phần mềm của bạn trở lại bình thường, bước tiếp theo là làm việc với các nhân sự nội bộ để xác định điều gì đã xảy ra với hệ thống và áp dụng các biện pháp bảo vệ để nó không xảy ra lần nữa.Ngoài ra, bạn cần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để kịp thời hỗ trợ và xử lý các khiếu nại của họ.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quan về việc quản lý khủng hoảng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần biết  cách phân biệt những loại khủng hoảng thường thấy tại doanh nghiệp để có những hướng xử lý phù hợp.

Marketing
5 phần mềm social listening phổ biến nhất hiện nay, bạn đã biết chưa?
Marketing
Phần mềm Social Listening: Đánh thức tiềm năng tiếp thị trong Doanh nghiệp
Marketing
Quan hệ cộng đồng và truyền thông