Marketing

Những tồn tại chủ yếu khi sử dụng Pr


 

Về vấn đề ngân sách, nhìn chung, các doanh nghiệp đã có đầu tư cho hoạt động PR ở các mức khác nhau. 68% Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dưới 10 % chi phí cho hoạt động PR so với tổng chi phí Marketing, trong đó 9 % doanh nghiệp đầu tư dưới 1 %, thậm chí ở một số doanh nghiệp, con số này là 0.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ không có chi phí để thực hiện PR cho thương hiệu của mình, nhưng trên thực tế, ngay cả các doanh nghiệp lớn có vốn như Tổng công ty xuất nhập khẩu Intimex, Vinaconex, cũng không hề có phòng PR, nhiều giám đốc khi được hỏi cũng không biết PR là gì.

Chưa có định hướng chiến lược: Đa phần các nhân viên PR cho rằng việc khó nhất đối với họ là công tác định hướng chiến lược, bởi hoạt động PR vẫn chưa được đánh giá và quan tâm đúng mức nên việc lập kế hoạch PR lâu dài rất khó khăn. Hơn nữa, do việc đào tạo nhân viên PR còn yếu nên khả năng bao quát, tầm nhìn, khả năng gắn kết với chiến lược thương hiệu của nhân viên PR còn chưa tốt. Nhiều doanh nghiệp khi tham gia sụ kiện cũng không hiểu vì sao mình tham gia, chỉ vì thấy đối thủ cạnh tranh cũng làm vậy.

Một số doanh nghiệp cũng không biết mình đạt được điều gì từ các hoạt động đó. Các doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả dựa trên cơ hội kinh doanh, lượng khách hàng mục tiêu sẽ chú ý đến sự kiện của mình. Ví dụ như công ty sản xuất dầu ăn tài trợ hoặc tổ chức cuộc thi nấu ăn sẽ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người nội trợ, đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm.

Chưa tận dụng hết các công cụ: Các công cụ của PR khi kết hợp với nhau để truyền đạt thông tin tới công chúng thì rất hiệu quả nhưng lại không được doanh nghiệp Việt Nam chú ý. Khi thấy một công cụ hoạt động tốt, họ chỉ tập trung vào nó mà quên đi các công cụ khác. Có rất nhiều các kênh thông tin vừa có chi phí rẻ mà nhân lực lại không cần nhiều như website, blog, thì chưa được quan tâm. Khi khủng hoảng, doanh nghiệp thường trốn tránh các phương tiện truyền thông, che giấu sự việc thay vì phải đương đầu giải quyết. Chỉ cần doanh nghiệp khéo léo nhận ra và nắm bắt cơ hội thì các phương tiện truyền thông sẽ hoàn toàn trở thành công cụ tốt để lật ngược tình thế.

Marketing
Top 3 ví dụ về xử lý khủng hoảng truyền thông
Marketing
Xây dựng chiến lược marketing quốc tế
Marketing
Social listening là gì? Phân tích sentiment qua Social Listening ảnh hưởng như thế nào đến Doanh nghiệp?