Những người thường tham gia phỏng vấn

Mỗi một Công ty, Xí nghiệp áp dụng chính sách khác nhau trong việc cử người phụ trách phỏng vấn, nhìn chung việc quyết định ai phụ trách phỏng vấn phụ thuộc vào loại công việc hoặc chức vụ mà ứng viên sẽ đảm trách sau này. Chúng ta hãy lần lượt điểm qua các nhân vật thường phụ trách phỏng vấn.

a/Tổng Giám đốc

Đối với một số loại công việc hay chức vụ cao và quan trọng thường quyền quyết định tuyển chọn vẫn ở nơi vị giám đốc bởi vì những người này thường là những người sau này trực tiếp làm việc với giám đốc. Do đó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu đối với những chức vụ hay công việc không có tầm quan trọng thì vị Tổng Giám đốc không tham gia tiến trình tuyển chọn phỏng vấn mà chỉ là người phê chuẩn những quyết định chọn ứng viên.

b/ Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phỏng Nhân sự

Đối với các chức vụ tương đối cao như: Trưởng phòng hay Chuyên viên thì phỏng vấn sơ bộ thường do Giám đốc nhân sự đảm nhận, vì ông ta là người có chuyên môn biết nhiều vấn đề của Công ty cũng như chính sách và bối cảnh của Công ty. Ngoài ra Giám đốc nhân sự thường có đủ khả năng cũng như nghiệp vụ chuyên môn để nhận trước các ứng viên. Các nhân viên điều hành khác có nhiệm vụ, cung cấp đầy đủ thông tin để vị Giám đốc nhân sự này có tất cả các dữ kiện chính xác. Tuy nhiên cuộc phỏng vấn  sâu nên dành cho Tổng Giám đốc.

Trưởng phòng nhân sự chỉ nên phỏng vấn các ứng viên chức vụ chuyên môn trở xuống trong cuộc phỏng vấn sơ bộ chứ không nên phỏng vấn sâu. Cuộc phỏng vấn sâu nên dành cho Trưởng phòng bộ phân chuyên môn cần tuyển vì họ mới là người có đủ trình độ chuyên môn để tuyển chọn đúng người mà họ đang cần.

c/ Người lãnh đạo trực tiếp

Đối với các ứng viên được tuyển dụng vào các công việc hay chức vụ thấp thì chỉ huy trực tiếp của ứng viên sau này phụ trách. Phỏng vấn là hay nhất bởi vì ông ta là người hiểu rõ cần tuyển loại nhân viên nào nhất.

d/Chuyên viên phỏng vấn.

Ngày nay để tránh những khuyết điểm đáng tiếc trong nghiệp vụ phỏng vấn, các công ty thường có phương hướng đào tạo phỏng vấn chuyên nghiệp, công việc đào tạo phỏng vấn viên chuyên nghiệp rất cần thiết , vì khi họ được huấn luyện, những phỏng vấn viên này có thể rút ra được những điểm chính cần phải biết, cần phải diễn dịch, cần phải phối hợp và chứng minh. Cũng như tránh được những nhầm lẫn để đi đến những nhận xét khách quan về một ứng viên. Tuy nhiên bên cạnh những phỏng vấn viên chuyên nghiệp, Công ty không nên quên việc huấn luyện một số các vị trí là những người có chức vụ cao hơn như: Tổng Giám đốc, nhân viên, Giám đốc, Giám đốc Kỹ thuật, Giám đốc chuyên ngành khác… Điều này có vẻ xa lạ đối với người Việt nam. Nhưng trong thực tế các Công ty lớn trên thế giới đều bắt đầu từ Tổng Giám đốc đến trưởng phòng hàng năm đều phải huấn luyện chẳng hạn như Công ty IBM bất kể lãnh đạo nào hàng năm phải qua khóa luyện trong 15 ngày.

Recent Posts

Tìm hiểu về tỷ hối ngoại tệ và ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính

Tỷ hối ngoại tệ là một chủ đề nóng hổi và thu hút nhiều sự…

3 days ago

Những lợi ích tuyệt vời của tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp và đang tìm kiếm cách để tối ưu hóa chi…

3 days ago

Cách mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng và các sàn giao dịch

Mua bán ngoại tệ có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác…

2 weeks ago

Case study: Xử lý khủng hoảng truyền thông thành công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc quản lý và xử lý…

4 weeks ago

Quản lý khủng hoảng trên mạng xã hội: 7 cách để quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mạng…

4 weeks ago

Khái quát về kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hóa hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan…

4 weeks ago