Marketing

Cách quản trị truyền thông cho Doanh nghiệp cơ bản nhất


Truyền thông tốt giúp cho sự kết nối giữa khách hàng và Doanh nghiệp càng thêm chặt chẽ và cộng đồng biết đến thương hiệu nhiều hơn, từ đó giúp công ty gặt hái được danh tiếng và doanh thu tăng cao. Đó chính là lợi ích lớn nhất mà truyền thông sẽ mang lại. Ngày nay, hầu hết các nhà kinh doanh đều chọn social media là kênh truyền thông chính cho thương hiệu. Vậy đâu là cách quản trị truyền thông cho Doanh nghiệp cơ bản nhất để những người mới kinh doanh có thể học hỏi? Cùng tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé! 

Truyền thông trên social media hiệu quả 

Lợi ích của quản trị truyền thông social media

Việc quản trị truyền thông trên social media giúp cho Doanh nghiệp nổi bật trước cộng đồng mạng, định danh tên thương hiệu trước vô vàng các công ty lớn nhỏ khác đang có mặt trên thị trường. Sau đây là một số lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp có thể kết nối với những khách hàng trung thành của mình và tiếp cận với những khách hàng tiềm năng khác trên mạng xã hội. Họ hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội mỗi ngày. Hơn hết là social media không tốn phí để đăng ký, dễ dàng tải xuống và có nhiều công cụ social listening miễn phí để quản lý truyền thông cho các trang này.
  • Tiếp cận: Mạng xã hội được dùng trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok,… Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường trong và ngoài vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. 
  • Thương hiệu: Sự hiện diện trực tuyến của Doanh nghiệp trên các nền tảng xã hội thu hút những người quan tâm đến thương hiệu và dễ dàng lan tỏa thông điệp đến cộng đồng.

Cách quản trị truyền thông cho Doanh nghiệp cơ bản nhất 

1. Hiểu những giá trị của thương hiệu

Thương hiệu được nhận diện dựa trên sứ mệnh, những giá trị cốt lõi, logo, tên thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp càng hiểu rõ ràng những gì mình đại diện thì càng có các kế hoạch chính xác để công chúng và khách hàng cảm nhận được các giá trị ấy. Và đó chính là chìa khóa cho việc quản trị truyền thông thành công. 

2. Truyền thông cho nhóm đối tượng khách hàng chính

Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình cho nhóm đối tượng nhất định. Và chúng ta cần đánh mạnh truyền thông vào họ bằng cách xây dựng những nội dung phù hợp, thú vị. 

Khi quản lý những nội dung trên social media, Doanh nghịêp có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng khác quan tâm đến thương hiệu. Sau đó công ty cần phải tối đa hóa ROI “return to invest” trong marketing với những khách hàng ấy và nhóm đối tượng khách hàng chính trên mạng xã hội. 

3. Đề ra những mục tiêu

Dựa vào mô hình SMART để lên mục tiêu từ đó giúp cho Doanh nghiệp duy trì ngân sách và có trách nhiệm trong việc quản lý hơn: 

  • S là Specific: cụ thể mục tiêu.
  • M là Measurable: dùng các số liệu để đo lường mục tiêu đề ra.
  • A là Achievable: phải chắc chắn Doanh nghiệp có đủ tài nguyên để đạt được mục tiêu ấy.
  • R là Realistic: mục tiêu phải khả thi. 
  • T là Time-sensitive: đặt ra khoảng thời gian để đạt được mục tiêu.

4. Tạo tài khoản trên nhiều nền tảng

Có nhiều tài khoản trên các nền tảng giúp cho Doanh nghiệp đa dạng hóa nội dung và tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng hơn. Chẳng hạn như những video dài sẽ đăng tải lên Youtube, video ngắn đăng tải hằng ngày để thu hút mọi người sẽ đăng tải lên Tik Tok, Instagram Reel, những nội dung và hình ảnh bắt mắt đăng tải trên Instagram và Facebook.

Tạo nhiều tài khoản trên các nền tảng

Tạo nhiều tài khoản trên các nền tảng

5. Tương tác với khách hàng

Doanh nghiệp cần phải tương tác với khách hàng để tạo sự gắn kết chặt chẽ và xây dựng được mối quan hệ với họ. Qua đó là Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về những nhu cầu và những trải nghiệm mà khách hàng mong muốn giúp doanh thu tăng trưởng cao và cải thiện dịch vụ. Cách tương tác trên mạng xã hội: 

  • Trả lời các câu hỏi.
  • Đặt ra câu hỏi để có được ý kiến 
  • Tạo ra các trò chơi, thử thách
  • Tổ chức cuộc thi
  • Cung cấp các khuyến mãi độc quyền

6. Tạo ra những nội dung giá trị

Dựa trên các giá trị của Doanh nghiệp để tạo nên những nội dung phù hợp, sáng tạo và thú vị với nhóm đối tượng khách hàng chính và cộng đồng như hình ảnh cần rõ nét, có trọng tâm; video cần âm thanh to, rõ, nét; các câu chữ đúng chính tả, rành mạch. Những thông điệp trong toàn bộ nội dung đăng tải cần được thống nhất trên các nền tảng mà công ty hoạt động (có thể thay đổi sau khi kết thúc một chiến dịch, một sự kiện,…). 

7. Xây dựng chiến lược quảng cáo 

Những chiến lược quảng cáo tốt sẽ mang lại một lượng lớn khách hàng biết đến thương hiệu, ROI thành công doanh thu cao cho Doanh nghiệp. Tài trợ và chạy quảng cáo là hai hình thức thường được áp dụng nhiều nhất trên social media. 

8. Phân tích các số liệu từ social media

Việc xem xét và phân tích các số liệu sẽ giúp Doanh nghiệp đo lường mức độ tiếp cận thành công, độ hiệu quả của các nền tảng truyền thông và sức khỏe danh tiếng thương hiệu. 4 số liệu cần quan tâm là  số lượng người tương tác, số lượng người thấy nội dung trên newfeed, bao nhiêu cú click chuột vào nội dung, tỷ lệ phản hồi.

Phân tích các số liệu giúp quản lý các hoạt động truyền thông

Phân tích các số liệu giúp quản lý các hoạt động truyền thông

Tổng kết

Đây là cách quản trị truyền thông cho Doanh nghiệp cơ bản mà những người mới kinh doanh có thể áp dụng thực hiện dễ dàng. Kompa hân hạnh hỗ trợ Doanh nghiệp trong những giai đoạn đầu phát triển của thương hiệu bằng dịch vụ nghiên cứu thị trường chuyên sâu và những dịch vụ hiệu quả kinh doanh khác.   

>>Đọc thêm: Hướng dẫn quản trị truyền thông đa kênh trong doanh nghiệp

Marketing
Nhìn nhận tương lai đầy triển vọng của phần mềm Social Listening
Marketing
Nắm vững 6 bước cơ bản của quy trình nghiên cứu thị trường
Marketing
Tìm hiểu về công cụ Social listening và cách tận dụng chúng để nắm bắt ý kiến khách hàng