4 cách để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Với người đã đã lập gia đình, việc quản lý chi tiêu trong nhà là điều vô cùng cần thiết. Nhưng do nhiều lý do mà việc này không hề dễ dàng. Trong bài viết sau, TNEX sẽ hướng dẫn tới mọi người 4 cách quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Thảo luận về chi tiết ngân sách với gia đình

Không chỉ với những cặp đôi mới cưới mà cả vợ chồng lâu năm, thì việc thấu hiểu nhau chính là cốt lõi cho hạnh phúc trong gia đình. Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau thảo luận về khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, kế hoạch tương lai… cụ thể và thống nhất với nhau. Chẳng hạn như mua xe, sinh con, đi du lịch… Có vậy, mọi người mới biết được nên chi tiêu như thế nào là cần thiết trong gia đình.

4 cách quản lý chi tiêu trong gia đình

Bên cạnh đấy việc phân rõ trách nhiệm kinh tế, hạn mức chi tiêu cho mỗi thành viên trong gia đình cũng rất cần thiết trong việc quản lý chi tiêu gia đình. Chẳng hạn như mức chi tiêu trong 1 tháng của mỗi thành viên ra sao để không bị lấn sang tiền tiết kiệm chung của gia đình. 

Cuối tháng, mọi thành viên dành thời gian để tổng kết lại khoản thu nhập, chi tiêu và tiền dư tiết kiệm được. Như vậy việc quản lý tài chính trong gia đình sẽ trở thành cầu nối để mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn.

 Lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình

Có nhiều cách để lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình, tùy vào mục tiêu của từng gia đình để lựa chọn cách phù hợp. Nên ưu tiên những khoản chi phí thiết yếu, giảm các chi tiêu không cần thiết và chia các khoản chi mỗi tháng theo tỷ lệ %: 

  • Chi phí thiết yếu (55%)
  • Tiền tiết kiệm (10%)
  • Chi phí đầu tư (10%)
  • Chi phí hưởng thụ (10%)
  • Chi phí cho đi (5%)
  • Chi phí tự do (10%)

Để đảm bảo mọi khoản chi tiêu phù hợp mà không ảnh hưởng tới nhu cầu thiết yếu thì mọi người cũng có thể lập kế hoạch:

  • 50% chi tiêu cố định
  • 30% chi tiêu riêng cho mỗi cá nhân
  • 20% mục tiêu tài chính

Với vợ chồng mới cưới chưa xuất hiện nhiều khoản chi tiêu, thì cũng nên chia thu nhập của gia đình ra 2 phần bằng nhau: 50% phí sinh hoạt, 50% tiền tiết kiệm.

Kiểm tra tổng các khoản thu chi vào cuối tháng, thảo luận cùng người thân để cân nhắc lại chi tiêu đã hợp lý chưa, tiết kiệm còn thiếu bao nhiêu tiền để hoàn thành mục tiêu tài chính trong gia đình. 

Lập kế hoạch quản lý chi tiêu

Phải luôn có kế hoạch dự phòng

Cuộc sống luôn xuất hiện những điều bất ngờ vào phút chót. Đừng để các khoản chi phí phát sinh khiến cho gia đình bạn phải lao đao như tiền mừng đám cưới, tiền mua sắm thêm đồ, tiền di chuyển đi lại khi có việc gấp… Hãy luôn dành ra 1 khoản tiền cho việc dự phòng. Khoản tiền cho dự phòng nên chiếm từ 10% tới 20% tùy theo thu nhập gia đình nhưng điều này sẽ giúp mọi người nhanh chóng giải quyết tình huống phát sinh.

Để không tiêu phí quá lố gây ảnh hưởng tới kế hoạch dự phòng, mọi người hãy cân nhắc kỹ trước khi chi tiêu: tìm hiểu giá ở nhiều nơi, đọc các đánh giá người dùng trước, chọn nhãn hàng uy tín và quan trọng là phải xác định xem bản thân có cần phải chi tiêu khoản này không.

Tính năng quản lý chi tiêu gia đình của TNEX

Để việc quản lý chi tiêu gia đình được dễ hơn, mọi người có thể dùng ứng dụng TNEX – Ngân hàng số miễn phí tích hợp tiện ích quản lý chi tiêu gia đình. TNEX không những cung cấp các dịch vụ tài chính như 1 ngân hàng truyền thống, mà còn hỗ trợ ghi lại từng khoản thu chi trong gia đình và tổng hợp chúng thành bảng dữ liệu để mọi người dễ dàng theo dõi.

Trên TNEX còn có 1 tính năng được gọi là “quỹ đa năng”. Tính năng này sẽ giúp các thành viên cùng chia sẻ 1 tài khoản. Mỗi khi biến động số dư thì tài khoản sẽ thông báo về mọi thành viên, qua đấy mọi chi tiêu của từng thành viên trong gia đình đều trở nên minh bạch. Bên cạnh đấy, Quỹ đa năng của TNEX cũng cài đặt công cụ nhắc nhở người dùng tham gia “đóng quỹ” đều đặn cũng như hỗ trợ cài đặt các hạn mức để việc chi tiêu luôn hợp lý.

TNEX còn có 1 tính năng được gọi là “quỹ đa năng”

Trên đây là chia sẻ về 4 cách quản lý chi tiêu gia đình đơn giản nhất mọi người có thể tham khảo. Hy vọng bài viêt này có thể giúp các bạn giải quyết được vấn đề trong cuộc sống. 

 

Recent Posts

Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi khách hàng

Văn hóa là một khái niệm rất quan trọng trong đời sống xã hội và…

20 hours ago

Tìm hiểu về tỷ hối ngoại tệ và ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính

Tỷ hối ngoại tệ là một chủ đề nóng hổi và thu hút nhiều sự…

2 weeks ago

Những lợi ích tuyệt vời của tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp và đang tìm kiếm cách để tối ưu hóa chi…

2 weeks ago

Cách mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng và các sàn giao dịch

Mua bán ngoại tệ có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác…

3 weeks ago

Case study: Xử lý khủng hoảng truyền thông thành công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc quản lý và xử lý…

1 month ago

Quản lý khủng hoảng trên mạng xã hội: 7 cách để quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mạng…

1 month ago