Thực trạng về năng lực sản xuất dệt may

Tính đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất dệt may, trong đó gần 70% là doanh nghiệp tư nhân và cổ phần, 30% là các doanh nghiệp, khoảng trên 10 doanh nghiệp (chiếm 0,5%) và đang trong tiến trình cổ phần hoá. Đơn vị nhà nước lớn nhất là Vinatex – một công ty chiếm khoảng 20% năng lực của ngành, nhưng cũng đã thực hiện cổ phần hóa xong đến trên 80% các công ty con. Phần còn lại cũng đang cổ phần hóa và sẽ hoàn tất vào cuối năm 2007.

Cản trở lớn nhất khiến cho hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranh được với một số nước xuất phát từ chính sự yếu kém của các doanh nghiệp. Đó là khả năng đáp ứng đơn hàng còn chậm, khả năng thiết kế yếu cộng với thách thức về thiếu vốn đầu tư và quản lý nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả.

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đều có qui mô nhỏ, các ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu, các doanh nghiệp không có khả năng tổ chức sản xuất nhanh để giảm giá thành (do phải chờ nguyên phụ liệu nhập khẩu); đặc biệt chi phí điện, nước, thuế thu nhập, cước vận tải, viễn thông …còn quá cao.

Vì thế các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư để gia tăng qui mô sản xuất, có thể đáp ứng nhưng đơn hàng lớn của khách hàng Mỹ. Ngành dệt và sản xuất phụ liệu may trong nước vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường, ngoài nguyên liệu đầu vào cho ngành may, bản thân ngành dệt cũng hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung cấp bên ngoài, nhập khẩu đến 95% nguyên liệu bông, 100% hóa chất và máy móc thiết bị.

Trong ngành dệt, cho đến nay in nhuộm và hoàn tất vẫn là những khâu yếu nhất, khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là giá các thiết bị in, nhuộm thường rất cao, chi phí cho một dây chuyền hoàn chỉnh lên đến nhiều triệu USD. Vì thế, cho đến nay chỉ một số doanh nghiệp lớn, được Nhà nước hỗ trợ bằng nguồn tín dụng ưu đãi, mới có đủ sức đầu tư cho công đoạn này. Công đoạn kéo sợi cũng chưa mạnh.

Phần lớn các doanh nghiệp dệt của Việt Nam mới kéo được loại sợi có chỉ số 50, một số ít kéo được loại sợi 60. Riêng sợi có chỉ số cao, đến 80 hoặc 100, thì vẫn chưa có doanh nghiệp nào làm được.

 

Recent Posts

Cách mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng và các sàn giao dịch

Mua bán ngoại tệ có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác…

1 week ago

Case study: Xử lý khủng hoảng truyền thông thành công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc quản lý và xử lý…

3 weeks ago

Quản lý khủng hoảng trên mạng xã hội: 7 cách để quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mạng…

3 weeks ago

Khái quát về kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hóa hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan…

4 weeks ago

Phân tích các phương pháp nghiên cứu hành vi khách hàng trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, việc hiểu được hành vi của khách hàng là rất quan…

1 month ago

Thách thức và giải pháp trong việc thực hiện Social Listening Việt Nam

Trong thời đại công nghệ số phát triển, việc sử dụng các nền tảng truyền…

1 month ago