Định hướng phát triển của ngành dệt may thành phố

Định hướng phát triển của ngành dệt may thành phố

Đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may TPHCM theo định hướng tăng kim ngạch xuất khẩu: Hiện nay, toàn ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minhcó tổng số lao động là 650.000 người. Nhằm thực hiện chiến lược tăng tốcphát triển của ngành từ nay đến 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu là 5 tỷ USDthì số lượng lao động của ngành sẽ tăng lên đến 1,8 triệu người. Để đạt đượcchỉ tiêu như vậy với tình trạng đào tạo hiện nay tại các trường không thể cungcấp đủ lực lượng lao động cần thiết. Quy mô và loại hình đào tạo cần phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu về số lượng và đào tạo nên đội ngũ lao độnggiỏi toàn diện.

Đào tào nguồn nhân lực ngành dệt may TPHCM theo định hướng tăng hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm dệt may: Từ 01/01/2005,khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Tp. Hồ Chí Minh là việcvẫn bị áp đặt hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Canada trong khicác nước thành viên của WTO sẽ được bãi bỏ quy định này. Cũng từ thờiđiểm này việc EU bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho Việt Namtạo ra một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thách thức rất lớn đối với cácdoanh nghiệp dệt may Tp. Hồ Chí Minh.

Khi đó, lợi thế cạnh tranh từ giánhân công rẻ không còn nữa, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đểsản xuất ra các sản phẩm dệt may có hàm lượng chất xám cao đó chính là tạora lợi thế cạnh tranh mới và là xu hướng phát triển tất yếu của các doanhnghiệp dệt may Tp. Hồ Chí Minh.

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến khả năng tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may TPHCM ở thị trường trong và ngoài nước:  Giảm giá thành sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp dệt may Tp. Hồ Chí Minh kể từ 01/01/2005; khi EU đã bãi bỏ hạn ngạch cho các sản phẩm dệt may có xuất xứ từ Việt Nam khi Việt Nam đã cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế AFTA sau 2006 và khi Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO.

Bởi vì khi còn hạn ngạch sản xuất hàng dệt may không tuân theo đúng quy luật thị trường, nhà nhập khẩu có thể phải chấp nhận đơn giá giao công cao hơn chỉ vì nơi gia công giá thấp đã hết hạn ngạch. Nay chế độ này chấm dứt chỉ có nước nào sản xuất hàng dệt may với giá cạnh tranh nhất mới mong xuất được hàng.

Recent Posts

Tìm hiểu về tỷ hối ngoại tệ và ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính

Tỷ hối ngoại tệ là một chủ đề nóng hổi và thu hút nhiều sự…

12 hours ago

Những lợi ích tuyệt vời của tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp và đang tìm kiếm cách để tối ưu hóa chi…

12 hours ago

Cách mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng và các sàn giao dịch

Mua bán ngoại tệ có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác…

1 week ago

Case study: Xử lý khủng hoảng truyền thông thành công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc quản lý và xử lý…

3 weeks ago

Quản lý khủng hoảng trên mạng xã hội: 7 cách để quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mạng…

4 weeks ago

Khái quát về kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hóa hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan…

4 weeks ago