Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành

Bảng 2.4. Số lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thời kỳ 1980 – 1990.

Lao động phân chia theo khu vực và ngành nghề

Số lượng (người)

Tổng số:

 

Bao gồm:

* Chuyên gia

* Lao động

– Chia theo khu vực:

  + Đi các nước XHCN:

  + Đi các nước ngoài XHCN

– Chia theo ngành nghề:

  + Cơ khí

  + Công nghiệp nhẹ

  + Hoá chất

  + Công nghệ thực phẩm

  + Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng

  + Nông, lâm nghiệp

  + Các ngành khác

 

 

 

 

          Nguồn: tài liệu 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài

Để phù hợp với yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động, thập kỷ qua cơ cấu ngành nghề cũng đã có những sự chuyển đổi phù hợp.

          Nếu như trước đây, số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông Âu và  Liên xô cũ chủ yếu là lao động phổ thông, trừ một số lao động đi theo hình thức hợp tác chuyên gia giữa nước ta và các nước như Ăngola, Angiêri…lao động Việt Nam đều được đưa đi theo diện “tình anh em”, “vừa lao động, vừa đào tạo”. Chính vì vậy nên chất lượng lao động đưa đi thường là thấp, nhất là trình độ tay nghề và ngoại ngữ.

          Sang tới giai đoạn thực hiện đổi mới cơ chế này, do yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động đòi hỏi trong việc tuyển chọn lao động đưa đi xuất khẩu, trình độ tay nghề chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của người lao động nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, các ngành nghề được đào tạo cũng đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây.

 

Bảng 2.5: Số lao động xuất khẩu chia theo ngành nghề tiếp nhận từ 1991 tới 1999.

Đơn vị tính: người

Ngành nghề

Số lượng

Xây dựng

 

Cơ khí

 

Mộc

 

Dệt may

 

Thuyền viên vận tải

 

Thuyền viên tàu cá

 

    Chuyên gia giáo dục, y tế và nông nghiệp

 

    Các nghề khác và lao động phổ thông

 
Tổng số
 

          Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài, số 6/1999.

         

Số liệu trong bảng cho thấy, tuy có nhiều thay đổi nhưng lao động nước ta xuất sang các nước khác vẫn chủ yếu là lao động phổ thông hoặc lao động có trình độ thấp. Đa số họ làm các nghề về xây dựng, dệt may, đánh cá, chỉ có một số ít là làm các nghề đòi hỏi trình độ cao như chuyên gia giáo dục y tế và nông nghiệp, mộc, vận tải biển.

          Tới năm 2002 cơ cấu ngành nghề này đã có thay đổi tuy chưa đáng kể.

 Các nghề làm thuyền viên đánh cá, may mặc, điện tử tăng cao với số người tham gia ngày càng đông. Chỉ tính riêng lĩnh vực thuyền viên đánh cá có 5.500 người chiếm khoảng 30% so với lao động trên biển, thêm vào đó còn xuất hiện một số ngành nghề mới như giúp việc nội trợ, xây dựng phần mềm và lập trình viên quốc tế… Đây mới chỉ là con số ít ỏi, do vậy trong những năm tới để có thể duy trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ bạn hàng với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam còn cần phải nâng cao hơn nữa công tác đào tạo trình độ và ngành nghề cho người lao động và chuyên gia.

Recent Posts

Tìm hiểu về tỷ hối ngoại tệ và ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính

Tỷ hối ngoại tệ là một chủ đề nóng hổi và thu hút nhiều sự…

3 hours ago

Những lợi ích tuyệt vời của tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp và đang tìm kiếm cách để tối ưu hóa chi…

4 hours ago

Cách mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng và các sàn giao dịch

Mua bán ngoại tệ có thể được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác…

1 week ago

Case study: Xử lý khủng hoảng truyền thông thành công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc quản lý và xử lý…

3 weeks ago

Quản lý khủng hoảng trên mạng xã hội: 7 cách để quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mạng…

3 weeks ago

Khái quát về kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Trong thời đại số hóa hiện nay, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan…

4 weeks ago