Du học

Phương pháp lập kế hoạch cuộc đời


Để Lập Bản Đồ Tư Duy, mỗi người cần một tờ giấy trắng, bút bi, bút chì hoặc bút sáp màu, nhắm mắt lại, sử dụng bộ não, trí tưởng tượng và liên kết cùng với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc…

Không chỉ vậy, bản đồ tư duy còn có thể sử dụng trên máy tính. Với các phần mềm Mindmap đã được lập trình, mỗi cá nhân có thể dễ dàng lập bản đồ tư duy, triển khai ý nghĩ, thêm bớt, chỉnh sửa các mối liên kết, sắp xếp…Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào máy tính và những công cụ có sẵn sẽ phần nào hạn chế sự sáng tạo của bản thân.

Vì vậy, khi lập kế hoạch cuộc đời nên dùng giấy và bút.

Dù bản đồ tư duy do bản thân mỗi người viết ra hay sử dụng phần mềm đều có 2 phần chính: Phần nội dung cô đọng và phần hình ảnh đại diện. Hình ảnh sẽ giúp diễn đạt tốt hơn và sử dụng trí tưởng tượng của mỗi người. Nội dung cô đọng giúp người lập kế hoạch nắm được ý chính muốn truyền đạt. Với nội dung cơ bản đã được chọn lọc, các nhánh chính sẽ được nối đến hình ảnh trung tâm, các nhánh cấp hai được nối với nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai…bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi nối các đường với nhau, người lập kế hoạch cuộc đời sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của người đó làm việc bằng sự liên tưởng. Bên cạnh đó, khi vẽ sơ đồ tư duy, mỗi cá nhân cũng cần sử dụng màu sắc để kích thích não như hình ảnh.

Dưới đây là hình ảnh minh họa về việc sử dụng phần mềm Mindmap để lập kế hoạch cuộc đời:

 Hình: Ví dụ về sử dụng Mindmap lập KHCĐ

Ngoải ra, để xác định vấn đề, thiết lập mục tiêu và theo dõi quá trình thực hiện, chúng ta có thể sử dụng phương pháp khung logic LFA ( LFA-logical Frame Approach ). Nội dung chi tiết của phần này sẽ được đưa ra trong phần giải pháp.

 

Du học
Người xuất khẩu lao động được hỗ trợ vốn như thế nào
Du học
Nội dung của kế hoạch cuộc đời