Kinh tế

Các yếu tố về văn hóa xã hội tác động đến dệt may


Các yếu tố về văn hóa xã hội tác động đến dệt may

Về nhân khẩu, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông với trên 82 triệu dân, tỉ lệ tăng dân số khoảng 1,3% và trên 75% dân số sống ở nông thôn. Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn định, đời sống dân cư ngày một nâng cao, cộng với dân số đông và trẻ tạo ra hướng thay đổi tích cực trong tiêu dùng, từ đó kéo theo tiêu dùng xã hội tăng.

Nhu cầu về sản phẩm dệt may, thời trang là nhu cầu thiết yếu và do đó nhu cầu cũng tăng mạnh. Tuy vậy nhu cầu tăng và những đòi hỏi về chất lượng ngày một phong phú đa dạng cũng tạo nên áp lực thay đổi công nghệ, thiết kế sản phẩm một cách thường xuyên hơn. Cùng với thuận lợi về tăng trưởng thị trường theo nhân khẩu thì đây cũng là nguồn lực lao động dồi dào có thể đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp với giá nhân công rẻ.

Nhưng sự thay đổi và giao thoa trong văn hóa hội nhập và sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế cũng như sự ưu tiên phát triển kinh tế địa phương tác động mạnh đến bài toán nhân công của các doanh nghiệp trong ngành may. Bản thân ngành dệt may đang thâm dụng lao động, trong khi đó sự phát triển của các ngành khác hấp dẫn hơn đã lôi kéo họ từ bỏ ngành dệt may và tham gia trong ngành mới. Công ty Dệt may 7 nằm trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cũng chịu những tác động trên, trong đó chính sách ưu tiên phát triển công nghệ cao và dịch vụ sẽ tác động đến nguồn nhân công làm dệt may.

Như vậy, bài toán nhân sự đang là “ vừa thiếu vừa thừa” và sự cạnh tranh về nhân công có tay nghề cũng đang gay gắt. Sự gắn bó với nghề của công nhân ngày càng giảm nên công nhân chỉ làm một thời gian ngắn và nghỉ để chuyển sang làm việc khác hoặc làm cho doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập cao hơn.

Kinh tế
Doanh thu BHTT của CT thiết bị công nghiệp đa ngành
Kinh tế
Định hướng phát triển của ngành dệt may thành phố
Kinh tế
Sản phẩm dệt thoi