Marketing

Các rào cản trong quản lý khủng hoảng doanh nghiệp quy mô đa quốc gia


Khủng hoảng là điều không ai mong muốn diễn ra trong hoạt động kinh doanh. Hậu quả của nó tác động không chỉ một mặt trong tổ chức mà sẽ liên đới với các bên liên quan như giá cổ phiếu, trái phiếu, uy tín. Những chỉ số này là thước đo quan trọng với tổ chức kinh doanh có quy mô lớn. Thế nên quản lý khủng hoảng doanh nghiệp là điều bắt buộc và gặp vô vàng thách thức, đặc biệt công ty đa quốc gia lại là một đối tượng chịu thiệt hại nặng bởi chính quy mô của nó nếu quản trị không hiệu quả.

Doanh nghiệp đa quốc gia là gì

Về bản chất, doanh nghiệp đa quốc gia là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia khác nhau. Một mặt, họ cung ứng duy nhất 1 sản phẩm và dịch vụ tại nhiều quốc gia. Mặc khác, họ gồm một cơ sở cung cấp nguyên vật liệu  tại quốc gia này và là nguồn cung đầu vào cho một cơ sở sản xuất ở một quốc gia khác.

Đa quốc gia là hoạt động kinh doanh tại nhiều nơi trên thế giới

Điều tất yếu, do tồn tại ở nhiều quốc gia mà các quy trình khó đạt được sự thống nhất chung bởi yếu tố văn hóa con người và luật pháp của nước sở tại.

Hạn chế trong quản lý khủng hoảng

Khoảng cách địa lý

Hạn chế đầu tiên và cũng dễ nhận thấy là  khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của doanh nghiệp.

Khó khăn thứ nhất là việc trụ sở chính không thể biết được tình hình diễn ra tại chi nhánh có khủng hoảng tại các nước. Mọi nguồn tin phải dựa qua người đại diện, và tin tức truyền thông  làm giảm đi sự chủ động trong công tác khắc phục. Bởi lẽ, khi xử lý khủng hoảng, sự chủ động nắm phần lớn tỷ lệ thành công trong lên kế hoạch khắc phục. Bị động trong mọi thông tin có lẽ là còn nguy hiểm hơn cả vấn đề khủng hoảng khi mọi giải pháp đề ra đều mong manh. 

Hơn nữa, khi khủng hoảng trở nên trầm trọng, người có thẩm quyền cao hay nhiều kinh nghiệm buộc phải tạm ngưng công việc đế đến tận nơi xử lý khiến phát sinh thêm chi phí lưu trú và di chuyển.

Quy định pháp luật

Mỗi một quốc gia lại có một thể chế chính trị riêng và quy định riêng. Vấn đề này doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý bởi nó có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng, thực thi các chiến lược giải quyết khủng hoảng. Các biện pháp có thể áp dụng tại quốc gia này nhưng có thể không được cho phép ở quốc gia khác là điều bình thường, dù tình huống khủng hoảng có thể tương tự nhau.

Luật pháp có thể làm thay đổi kế hoạch thực thi được đề ra ban đầu

Luật pháp có thể làm thay đổi kế hoạch thực thi được đề ra ban đầu

Tùy vào quy định của pháp luật các nước, kế hoạch xử lý sẽ đi từ đơn giản cho đến phức tạp cao do nhiều các bên liên quan so với quy trình hiện tại của mỗi công ty. Ví dụ, dưới góc độ doanh nghiệp thì việc xử lý khủng hoảng chỉ đảm bảo về thương hiệu và uy tín công ty, nhưng luật pháp các nước có thể cấm hoạt động hoặc yêu cầu cam kết cao hơn vì lý do bảo vệ người tiêu dùng nội địa. Qua đó cho thấy, công việc quản lý khủng hoảng doanh nghiệp không chỉ bao gồm ý kiến nhân viên và quản lý, mà sự có mặt của người tư vấn luật pháp cũng quan trọng không kém.

Văn hóa và môi trường sinh sống

Các văn hóa khác nhau thì giải pháp xử lý phải phù hợp

Các văn hóa khác nhau thì giải pháp xử lý phải phù hợp

Khách hàng, có thể nói là người quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Khi một công ty tại 1 quốc gia có khủng hoảng, kế hoạch và phương thức xử lý phải phù hợp với văn hóa người dân tại khu vực đó. Ví dụ, nếu khách hành đề cao sự trách nhiệm, trung thực và tính cầu tiến trong giải pháp. Nếu doanh nghiệp thừa nhận vấn đề, cố gắng cải thiện hay cùng phối hợp xử lý sẽ mang lại sự ủng hộ to lớn từ mọi người và khủng hoảng sẽ dần quên lãng.

Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia, lựa chọn người tư vấn về kế hoạch hay người trực tiếp quản lý khủng hoảng phải đạt tiêu chí về am hiểu văn hóa tại quốc gia đó. Điều này giúp kế hoạch đề ra là đúng trọng tâm, tiết kiệm và đảo ngược tình thế.

Tóm lại

Bởi vì tính chất quy mô lớn, và phạm vi hoạt động rộng khắp mà các doanh nghiệp đa quốc gia gặp khó khăn nhiều hơn trong quản lý khủng hoảng doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần thấu hiểu pháp luật, văn hóa người tiêu dùng từng quốc gia cũng như xây dựng quy trình tiếp cận nhanh chóng, chủ động, đảm bảo khủng hoảng không ảnh hưởng đến các khu vực khác.

>>Xem thêm: Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

Marketing
Khái niệm và quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp
Marketing
Phân tích thị trường: Bước quyết định trong chiến lược kinh doanh
Marketing
Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược truyền thông cho Doanh nghiệp